Bát đĩa hay cốc và chén bị vỡ hoặc sứt mẻ
Nếu đã bị sứt mẻ thì bạn cũng nên bỏ đi, với những cái bị rơi vỡ thì hãy cho chúng vào túi nilon gói kín lại và bỏ ra ngoài bãi rác công cộng.
Thớt bị xước
Dù làm bằng nhựa hay gỗ, thớt bị xước chứng tỏ cần được thay thế. Các đường rãnh rất khó làm sạch là nơi trú ẩn ưa thích của vi khuẩn.
Các thiết bị, đồ dùng bạn chưa hề đụng tới trong 2 năm qua, hoặc lâu hơn
Chắc bạn đã nghe tới quy tắc sử dụng quần áo: Nếu bạn đã không mặc một món đồ trong 2 năm, nghĩa là bạn không cần đến nó nữa. Điều này cũng đúng với các thiết bị, đồ gia dụng ở bếp. Chẳng hạn, bạn có một cái nồi bự chỉ để dùng vào dịp Tết, và nếu hai mùa Tết trôi qua và bạn không dùng đến, đã đến lúc bỏ nó đi.
Những món đồ làm sẵn
Những gói tương ớt, tương cà, đũa dùng một lần, túi bọc giấy, menu… mà bạn "tích trữ" được khi mua đồ ăn ngoài đến lúc cần được loại bỏ. Hẳn bạn chẳng khi nào đụng đến chúng, và năm sau bạn sẽ tích thêm được số mới, vậy thì việc gì phải giữ chúng lại?
Những hộp đựng thức ăn mất nắp, hỏng nắp
Khi số hộp trong nhà bạn quá nhiều, thường thì thân và nắp mỗi thứ một nơi, không vừa với nhau, hãy tìm kiếm và lắp ráp, chỉ để lại những chiếc hộp nguyên vẹn, số còn lại thì loại bỏ, làm trống không gian tủ bếp.
Những chiếc khăn lau đã quá bẩn, thủng lỗ
Nên đổi chúng bằng những chiếc khăn sạch, mới hơn, làm không gian bếp gọn, đẹp.